Cao su lưu hóa đóng vai trò rất quan trọng trong quy trình sản xuất cao su, đồng thời là bước cuối cùng để hoàn thiện sản phẩm. Hãy cùng Trực Quan Rubber khám phá những yếu tố tác động đến quá trình lưu hoá này!

Giới thiệu chung về quá trình cao su lưu hóa

Cao su lưu hóa là quá trình chuyển đổi cấu trúc mạch từ dạng thẳng sang dạng không gian ba chiều, thường sử dụng lưu huỳnh để liên kết các mạch lại với nhau.

Giới thiệu chung về quá trình cao su lưu hóa

Sau khi hoàn tất quá trình lưu hoá, cao su sẽ có những đặc tính cơ lý vượt trội hơn: độ bền cao, tính dẻo dai, khả năng chịu nhiệt và kháng lại sự ăn mòn của các hóa chất, hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của ngành công nghiệp.

Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình lưu hoá

Để đảm bảo quá trình lưu hoá diễn ra một cách ổn định và tạo ra sản phẩm với các đặc tính tối ưu, cần chú ý đến nhiều yếu tố khác nhau. Những yếu tố này có thể được tóm tắt như sau:

Nhiệt độ và thời gian cao su lưu hóa

  • Quá lưu: Đây là hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ lưu hoá trong khuôn quá cao hoặc thời gian lưu hoá kéo dài, dẫn đến các vấn đề như độ đàn hồi kém, dễ bị gãy, vỡ hoặc không đủ khả năng chịu lực. Ngoài ra, bề mặt sản phẩm cũng có thể xuất hiện những thay đổi như biến đổi màu sắc, trở nên giòn hoặc có dấu hiệu mốc.
  • Thiếu lưu: Hiện tượng này xảy ra khi nguyên liệu chưa được lưu hoá hoàn toàn, tức là chưa hoàn tất quá trình khâu mạch. Điều này có thể dễ dàng nhận biết qua việc cắt ngang sản phẩm, sẽ thấy bọt khí nổi lên hoặc khi sử dụng đồng hồ đo độ cứng, kim sẽ tụt xuống nhanh chóng.

Nhiệt độ và thời gian cao su lưu hóa

Giải pháp: Đảm bảo thời gian lưu hóa phù hợp với đường cong lưu biến tối ưu (Tc90), thường xuyên kiểm tra lưu biến và sử dụng súng bắn nhiệt để duy trì nhiệt độ đồng đều trong toàn bộ khuôn.

Xem thêm: Thông tin chi tiết sản phẩm tấm chắn bùn cao su

Áp suất cao su lưu hóa

Nguyên nhân gây ra những lỗi thường gặp trong quá trình hoàn thành lưu hoá bao gồm: Thiếu hình dạng, sản phẩm bị xốp, bề mặt không đồng đều và không liên kết hoàn toàn.

Áp suất cao su lưu hóa

Trong trường hợp áp suất quá cao: Sản phẩm có nguy cơ bị cong vênh và không đạt kích thước yêu cầu (độ co rút có thể thay đổi).

Giải pháp khắc phục: Đảm bảo hệ thống luôn duy trì áp suất tối thiểu và không để áp suất giảm quá 5% so với mức cần thiết trong suốt quá trình lưu hoá.

Các yếu tố phổ biến gây ra hư hỏng trong quá trình lưu hoá đã được đề cập ở trên. Bên cạnh đó, việc sản xuất cao su kỹ thuật đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và thực tiễn. Cao su Trực Quan sẽ đồng hành cùng bạn trong những bài viết tiếp theo. Chtricúc bạn sức khoẻ và hẹn gặp lại!

Cao su lưu hóa công thức - Quá trình lưu hóa và ứng dụng